Xuyên việt cùng Thợ cắm hoa Hạnh PhúcCho thuê xe cổ đón dâu - Volkswagen Hành trình 77 ngày xuyên việt Tặng hoa

Đám cưới "chất" của chàng Tây và cô vợ người Dao quần trắng

Đó là đám cưới của cô dâu Lý Kiều Xuân và chú rể Tiberghien Frédo (tên Việt Nam là Bình - quốc tịch Pháp) tại địa chỉ thôn Đồng Chằm, xã Vũ Linh huyện Yên Bình - Yên Bái.

Sinh ra giữa thủ đô Paris hoa lệ và quyến rũ, anh chàng người Pháp Fredo đã phải lòng một người con gái dân tộc Dao quần trắng. Mối tình đẹp nên thơ của hai người nảy sinh tại vùng hoang sơ thuộc xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 

Fredo chia sẻ: “Không biết từ bao giờ, tôi đã yêu Việt Nam và cả con người Việt Nam. Và cũng không biết từ bao giờ, bản sắc văn hóa của người dân bản địa đã ngấm dần vào tôi”.

Fredo sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông Seine thơ mộng. Từ bé đến lớn, anh đã “nghiền” du lịch, anh thích khám phá vùng đất mới: Anh đi khắp mọi miền của đất nước mình, Thái Lan, Singapore... rồi khi đến Việt Nam thì anh thực sự bị con người ở đây thu hút. Khi đến Việt Nam, Fredo thích đến Yên Bái, thích được lang thang đến Hồ Thác Bà vì phong cảnh ở đây thật đẹp, hồ nước rộng lớn. 

Rồi một lần tình cờ, anh biết Kiều Xuân - người con gái Việt Nam xinh đẹp, nết na. Sau một thời gian tìm hiểu nhau, cả hai quyết định đi đến hôn nhân.

Lễ cưới truyền thống của người Dao quần trắng – còn gọi là “áy còn” được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi lễ cưới được tổ chức thì cả nhà trai và nhà gái sẽ phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ…

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, nhà trai phải mang đồ lễ gồm một đôi gà thiến, một con lợn 30 kg, 10 lít rượu, một đồng bạc trắng và 50.000 đồng tiền mặt sang nhà gái và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.

Cô dâu Kiều Xuân (thứ 2 từ bên phải sang)

Fredo tiến hành đám cưới theo đúng phong tục tập quán của người Dao. Anh cũng lập ban thờ cha mình theo tập quán của người Dao

Do cuộc sống có nhiều thay đổi nên ngày nay chỉ trong những đám cưới, những ngày lễ đặc biệt, bà con người Dao mới mặc trang phục truyền thống. Dân tộc Dao bao gồm Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần trắng (trang phục từng vùng khác nhau). Tại huyện Vũ Linh tỉnh Yên Bái chỉ có người Dao quần trắng sinh sống.

Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là từ 8 - 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Trong đoàn đón dâu, ông Mối luôn là người đi đầu đoàn. Sau đám cưới chú rể và có dâu phải làm lễ nhận ông Mối là người cha chung của cả hai

Trong ngày cưới, chú rể được chùm lên đầu chiếc áo vàng (gọi là Gúy vằng) để tượng trưng cho những cánh long, cánh phượng che chở cho chú rể. Sau khi đã xong thủ tục thì đoàn nhà trai mới được lên nhà. Khi bước qua cửa thì chú rể sẽ phải bước chân trái đầu tiên và thầy cúng làm phép rửa chân cho chú rể

Khi đoàn đón dâu đến chân cầu thang nhà gái thì đoàn nhà trai vẫn chưa được mời vào nhà ngay mà sẽ có các cô gái là bạn bè của cô dâu chặn lối để hát đối đáp

Trước khi bước qua của nhà gái đoàn nhà trai  phải bước qua con dao (mang ý nghĩa là vượt qua mọi chông gai) 

Đây là lúc các chàng phù rể phải tìm được những câu hát thật hay để các cô gái mời lên nhà. 

Ông Mối làm thủ tục báo cáo thổ địa 

Ông Mờ của nhà gái làm lễ báo cáo gia tiên

Trong lúc này cô dâu và các bạn  của cô dâu mới chính thức mặc trang phục truyền thống dành cho đám cưới. Mũ đội đầu của cô dâu khác biệt với các loại mũ khác là có sừng và tua rua trang trí. Trong lễ cưới đích thân người đại diện nhà gái sẽ đội mũ cho cô dâu

Chú rể dâng khay rượu lên ban thờ gia tiên nhà gái

Theo phong tục đám cưới của người Dao quần trắng, đi cạnh cô dâu luôn có 2 bạn dâu (phù dâu)

Ông Mối hướng dẫn các nghi thức rước dâu cho cô dâu

Ra đến cửa, thầy cúng sẽ làm phép để xin cô dâu ra khỏi nhà được bình an. Ông Mờ cùng các phù dâu, phù rể đưa cô dâu về nhà trai. Người Dao quan niệm, khi đi lấy chồng thì cô dâu không được để hở mặt ra bởi như thế sẽ mất vía và cô dâu sẽ không gặp may trong suốt cuộc đời.

Bạn rể sẽ là người dân cô dâu

Theo phong tục của người Dao, dù xa hay gần, khi sang đến nhà trai, đoàn nhà gái cũng phải nghỉ lại ở đâu đó rồi đến giờ hoàng đạo (thường là vào khoảng 5h – 6h chiều) thì cô dâu mới được lên nhà trai. Đó là khoảng thời gian tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này

Đến gần cầu thang nhà trai thì một bà cô hay chị gái chồng sẽ đeo nữ trang lên người cô dâu rồi thầy Mờ chùm “Gúy vằng” lên đầu. Điều đó có nghĩa là nhà trai đã chính thức công nhận cô dâu là người nhà mình.

Theo đúng giờ quy định, cô dâu cùng đoàn rước dâu mới bước lên cầu thang vào nhà. Khác với chú rể, cô dâu phải dẫm lên lá sớ, từ giờ phút này cô dâu chính thức là thành viên của gia đình. Sau đó, một phù rể sẽ cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang, thầy cúng bên nhà trai đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu, bước chân đầu tiên bước vào nhà chồng thì cô dâu phải bước chân phải. 

Thầy Mờ sẽ nói chuyện với đại diện bên nhà trai, nói rằng từ nay con gái đã là con của gia đình và nhờ bên này bảo ban cháu thêm. Rồi cô dâu ra để vái lạy gia tiên, họ hàng bên nhà chồng. Sau đó thầy cúng sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ chồng trẻ. 

 Theo Chí Toàn - Hồng Hạnh / MASK Online

BÌNH LUẬN

Hoa 10 giờ's Blog

Bánh ướt thịt nướng- Đặc sản không thể bỏ qua của miền Trung

Bánh ướt thịt nướng- một trong những món bánh ngon bạn không thể không thử khi đặt chân đến những vùng đất miền Trung. Món ăn hội tụ đủ những yếu tố ngon, lạ và độc đáo khiến thực khách phải nhớ mãi.
> Xem tiếp
Gọi
THIẾT KẾ HOA ĐẶC BIỆT