25 THÔNG ĐIỆP TÌNH YÊU TẾ NHỊ BẰNG CÁC THỨ TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
25 THÔNG ĐIỆP TÌNH YÊU TẾ NHỊ BẰNG CÁC THỨ TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
Tình yêu có vô vàn cảm xúc phong phú mà một ngôn ngữ có thể không chuyển tải được hết. Trong chùm ảnh sau của tờ Huffington Post, bạn sẽ học được 25 từ vựng đẹp đẽ miêu tả những cảm xúc trong tình yêu của nhiều thứ tiếng
khác nhau ngoài tiếng Anh.
1. NAZ
Trong ngôn ngữ Urdu của người Pakistan, Ấn Độ, từ vựng ngắn gọn “Nah” dùng để chỉ cảm xúc tự hào khi được yêu.
2. DOR
Cảm xúc mong chờ khi phải ở xa người mình yêu được gói gọn trong từ “Dor”, theo cách nói của người Romania.
3. MOR CHRUISLE MO CHROÍ
Gealic, ngôn ngữ của người Ireland, miêu tả nhịp đập của trái tim trong một từ đọc là “Mo Chuisle Mo Chroí”.
Đã bao giờ bạn cảm thấy vừa ngọt ngào vừa cay đắng khi nghĩ đến sự thật rằng tình yêu sẽ không kéo dài mãi mãi. Cảm xúc này được mô tả bằng từ “Onsra” trong ngôn ngữ Boro của người Ghana, Ethiopia.
Người xứ Wales gọi cái ôm của người mình yêu – chốn an toàn của những người được yêu là “Cwtch”.
Người Trung Quốc có một cụm từ để chỉ niềm hạnh phúc khi được già đi cùng nhau. Liệu tiếng Việt có cụm từ nào tương đương với cụm này?
Bạn gọi tên thế nào về cảm giác an toàn khi được ở bên người mình yêu? Trong tiếng Đức, từ để mô tả nó là “Geborgenheit”.
Sống mà không có người yêu thì thà không sống còn hơn, đó là ý nghĩa của từ “Ya’aburnee” trong tiếng Arabic.
Những người Bồ Đào Nha lãng mạn có cả một từ để mô tả hành động luồn ngón tay vào tóc người yêu là “Cafuné”.
Kẻ si tình chỉ có một tình yêu duy nhất trong cuộc đời, người đó được gọi là “Odnoliub” trong tiếng Nga.
“Hai shi shan meng”, người Trung Quốc nói như thế khi muốn hứa hẹn một cuộc tình mãi mãi.
Sự ấm áp khi ở bên người mình yêu là “Gezelligheid” trong tiếng Hà Lan.
Tiếng Anh có từ “Fate” chỉ “số phận” một cách chung chung. Còn “Yuanfen” là Duyên phận, một sự sắp đặt bí ẩn nào đó đã đưa hai con người đến với nhau theo cách nói của người Trung Quốc.
Các cặp đôi thường trải qua tình huống dỗi hờn không thèm nhìn mặt nhau, dù chỉ là giả vờ sau một cuộc cãi vã. Người Tamil đã tinh ý nhận ra sự giả vờ đáng yêu này và đặt tên cho nó là “Oodal”.
Cảm giác khoan khoái, thoải mái khi được chìm đắm trong tình yêu được gọi là “Forelsket” theo tiếng Đan Mạch.
Hành động dùng cái mũi nhạy cảm hít hà vào cổ người yêu cũng được đặt tên trong tiếng Bồ Đào Nha, với từ “Cheiro no cangote”.
Sau một thời gian xa cách, hai người yêu nhau được chìm đắm trong cảm giác hạnh phúc khi gặp lại. Người Pháp đặt tên cho cảm xúc thăng hoa này là “Retrouvailles”.
Đã bao giờ bạn cảm thấy hồi hộp đến nghẹt thở khi gặp gỡ người trong mộng? Tiếng Tagalog gọi tên tình cảm này là “Kilig”.
Khi vướng vào lưới tình, một kẻ đang si mê ai đó sẽ không còn thiết tha đến chuyện ăn uống. “Manabamaste” là từ để chỉ cảm giác này trong ngôn ngữ của người dân sống trên đảo Phục sinh.
Chỉ có tình yêu mới đem lại cái hạnh phúc giản đơn, không ghen tị khi chứng kiến người mình yêu gặp được điều may mắn. Tiếng Hebrew của người Do Thái có một từ dùng để mô tả niềm hạnh phúc này là “Firgun”.
Có những cặp đôi chỉ đến lúc xa nhau mới nhận ra mình đã yêu nhau. Ngôn ngữ tiếng Việt có từ nào mô tả tình huống này? Trong tiếng Hindi, từ đó là “Viraha”.
Khi vừa gặp một người mà bạn đã cảm thấy muốn yêu, đó là “Koi no yokan” trong tiếng Nhật.
Mũi tên của thần ái tình khiến một người nào đó cảm thấy yêu ngay lập tức khi gặp đối phương. Tình huống “yêu ngay lần đầu gặp gỡ” này được gọi là “Flechazo” trong tiếng Tây Ban Nha.
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, hai người đã rất thích nhau nhưng chưa ai dám tiến đến, chỉ mới liếc mắt đưa tình và cả hai đều hy vọng người kia sẽ đưa ra động thái tỏ tình đầu tiên. Cái liếc nhìn đầy phức tạp này cũng có tên là “Mamihlapinatapei” theo cách nói của người dân trên đảo Tierra del Fuego. Sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận đây là “Từ cô động, súc tích nhất” thế giới.
Sự mong chờ một chuyến thăm của người mình yêu được gọi là “Iktsuarpok” theo ngôn ngữ của những người ở vùng phương Bắc xa xôi.