Xuyên việt cùng Thợ cắm hoa Hạnh PhúcCho thuê xe cổ đón dâu - Volkswagen Hành trình 77 ngày xuyên việt Tặng hoa

Xích lô Hà Nội

Trong ký ức của người Hà Nội, xích lô là một hình ảnh đẹp. Không chỉ có vậy, xích lô từ lâu đã đi vào văn, thơ, hội họa, âm nhạc và trở thành một nét văn hóa đẹp của mảnh đất kinh kỳ. Chẳng thế mà, khách du lịch quốc tế nào đến Hà Nội cũng phải ít nhất 1 lần thử cảm giác dạo phố với xích lô.

Hình ảnh chiếc xích lô chầm chậm lăn bánh đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội

Tiền thân của xích lô vốn là xe kéo, vào thời Pháp thuộc, xe kéo được các quan lớn mua để sử dụng khá nhiều. Thời gian đó, xe kéo như là một biểu tượng của sự giàu sang ở Hà Nội thế nên gia đình giàu có nào cũng sở hữu ít nhất 1 chiếc. Các quan lớn thời bấy giờ, ngồi trên xe kéo lại có thêm 1 người trẻ chạy bên cạnh phu kéo để xách đồ và phục vụ quan. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xe đạp bắt đầu được nhập vào Việt nam. Người ta cải tiến gắn xe đạp vào phía sau xe kéo và không sử dụng phu kéo nữa, thế là xích lô ra đời.

Đấy là theo chuyện kể ngoài phố còn tìm hiểu trong các tài liệu lịch sử thì Xích lô có tên là Cyclo, xuất hiện vào năm 1939. Chiếc Cyclo đầu tiên do một người Pháp tên là Coupeaud – vốn là một người rất đam mê thể thao phát minh ra. Ông Coupeaud phải rất vất vả đi vận động Bộ Công Chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành cho chiếc xe này, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tour de France là Georges Speicher và Le Grèves. Nhưng sau khi được công nhận sáng chế, Cyclo lại không trở thành phương tiện giao thông của Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp phép lưu hành lại là Pnompenh. Từ Pnompenh, ông Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình tới Sài Gòn. Ông cùng một người nữa đã thay phiên nhau đạp liền gần 200 km hết có 17 tiếng 23 phút. Từ đó xe xích lô xuất hiện ở Sài Gòn. Sau đó có bốn người đã tiên phong đưa xích lô ra Hà Nội đó là cụ Bùi Quang Ý ở 44 Hàng Bè, em trai của cụ là cụ Vọng, cụ Nhân Thanh Nhàn và cụ Đức Ấm ở Tràng Tiền. Khi ra đến Hà Nội xe được thay đổi đôi chút, to và rộng hơn xe nguyên bản…xích lô Hà Nội xuất hiện từ đó.

Hà Nội những năm 80, đường phố vắng vẻ, yên bình...đi xích lô là lựa chọn số 1...

Thời kỳ đất nước chiến tranh, xích lô là phương tiện rất đắc lực phục vụ sản xuất, chiến đấu. Nào là chở người đi sơ tán, chở thương binh đi cấp cứu, chở hàng hóa và đạn dược….Đến thời bình, xích lô chở thành phương tiện giao thông quen thuộc của của người Hà Nội, đặc biệt các bà, các cô rất thích đi xích lô. Có thể bởi khi đi xích lô, người ta có cảm giác yên bình, nhẹ nhàng. Ngồi trên xích lô vẫn có thể ngắm phố phường, vẫn có thể thả hồn suy nghĩ chứ không phải tập trung vào việc lái xe. Xích lô có mui nên cũng chẳng phải lo mưa nắng, nếu mưa to thì các bác lái xe đều có chuẩn bị sẵn một tấm bạt để che chắn phía trước.

Hà Nội những năm 80, nhịp sống nhẹ nhàng, đường phố vắng vẻ chứ không ồn ào, tấp nập và xô bồ như bây giờ. Buổi trưa tĩnh lặng khi những con phố cổ chìm vào giấc mơ trưa, đâu đó thỉnh thoảng nghe văng vẳng tiếng leng keng của xích lô chợt thấy bồi hồi lạ. Vì đường phố ngày đó thưa người, xe cộ ít, xe máy chẳng có mấy chứ đừng nói đến ô tô nên xích lô là lựa chọn số 1. Đám con trẻ cứ được bố mẹ hứa cho đi xích lô và sướng rơn, mừng chẳng khác gì được thưởng cái kẹo bông, hay chiếc kẹo kéo. Có khi cũng vẫn chỉ cung đường đó, thường thì là từ nhà nội về thăm ông bà ngoại, ấy thế thôi nhưng lần nào cũng thấy mới mẻ và hấp dẫn. Cũng vì những năm đó đường phố còn vắng nên ngồi xích lô có thể ngắm hết vẻ đẹp của những mái nhà cổ, những con phố nhỏ, không khí thật trong lành chứ chẳng như bây giờ toàn khói bụi..Các bà, các cô thời đó thỉnh thoảng đi lễ chùa hay nhà thờ, xúng xính áo dài ngồi trên xe xích lô sao mà đẹp đến thế. Cũng bởi quá đẹp nên hình ảnh đó  đã chở thành một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.

Đến những năm 90, phố xã bắt đầu đông đúc hơn, nhiều phương tiện xe cộ hơn,

xích lô không còn được nhiều người lựa chọn làm phương tiện đi lại nữa...

Từ năm 90 trở về đây, đất nước phát triển, Hà Nội ngày càng đông người, phố phường trở nên chật hẹp quá tải, xe xích lô vì thế cũng không còn tiện dụng như trước nữa. Cuộc sống phát triển đương nhiên cũng gấp gáp hơn vì thế cũng chẳng có nhiều người còn thời gian mà thong thả đi xích lô, xích lô chủ yếu phục người lớn tuổi và khách du lịch.

Từ khi Hà Nội cấm xích lô, chỉ cho phép tham gia giao thông ở một số tuyến đường.

Xích lô trở thành phương tiện chủ yếu phục vụ khách du lịch thăm quan phố cổ...  

Năm 2009, Hà Nội cấm xích lô nhưng cũng may là không cấm hoàn toàn. Thành phố mua lại toàn bộ xích lô và cấp phép cho 4 doanh nghiệp lữ hành kinh doanh dịch vụ này. Theo đó xích lô được đánh số và quản lý rất nghiêm ngặt và chủ yếu phục vụ khách du lịch bởi kèm theo lệnh cấm xích lô lưu hành tự do là việc quy định những cung đường xích lô được phép tham gia giao thông.  

Đến nay, nếu ở 36 phố phường sẽ vẫn có thể bắt gặp hình ảnh xích lô thong dong trên các con phố.  Trong các chương trình du lịch thành phố luôn có phần đi xích lô ngắm phố cổ. Cái hay là khách  du lịch quốc tế cũng rất thích đi dạo phố Hà Nội bằng xích lô. Bởi thế nên xích lô ở Hà Nội rất nổi tiếng với bạn bè quốc tế. Tạp chí hàng đầu về du lịch Lonely Planet đã viết: nếu đến Hà Nội không thể bỏ qua trải nghiệm dạo phố bằng xích lô. Cứ như vậy bao nhiêu năm qua, trải qua bao thăng trầm , xích lô đã trở thành một nét văn hóa, một hình ảnh không thể thiếu khi nói về Hà Nội

ST (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

BÌNH LUẬN

Hoa 10 giờ's Blog

5 cách cắm hoa hướng dương tươi đẹp

Dưới những tia nắng vàng rực rỡ, hoa hướng dương khoe sắc tươi thắm. 5 cách cắm hoa hướng dương sau đây sẽ giúp bạn mang cả ánh dương rực rỡ vào nhà!
> Xem tiếp
Gọi
THIẾT KẾ HOA ĐẶC BIỆT